Hướng dẫn thủ tục vay thế chấp ngân hàng lãi suất thấp nhất 2023

Bạn đang muốn xoay xở một khoản tiền để kinh doanh, mua sắm xe cộ, mua nhà, xây nhà, đi du học, trả viện phí,…? Nếu muốn tìm đến một địa chỉ có lãi suất vay thấp nhất, bạn chắc hẳn nghĩ đến vay thế chấp ngân hàng. Vậy bạn có biết vay thế chấp ngân hàng là gì? Làm thế nào để vay ngân hàng thế chấp tài sản và nhận lãi suất thấp nhất? Nếu đang suy nghĩ về điều này, bạn hãy cùng VPBCREDIT tìm hiểu qua các nội dung sau!

1. Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là hình thức tín dụng trong đó người vay sử dụng tài sản có giá trị để đảm bảo cho khoản vay của mình.

Thông thường các tài sản được sử dụng để thế chấp thường là những tài sản như: nhà cửa, xe cộ, đất đai, giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, trái phiếu,…)… Phương án sử dụng các tài sản thế chấp như sau:

  •  Một số tài sản nhỏ gọn có thể bảo quản tại ngân hàng như giấy tờ (sổ đỏ/ sổ hồng, giấy tờ có giá, cà vẹt xe ô tô,…) sẽ được làm thủ tục chuyển giao cho ngân hàng nắm giữ trong thời hạn vay và Các tài sản hiện vật có giá trị sử dụng lớn như nhà cửa, đất đai, xe cộ,… Ngân hàng vẫn hỗ trợ để người vay sử dụng trong thời gian vay vốn. Theo đó, người vay có thể tiếp tục kinh doanh với các tài sản này để kiếm thêm thu nhập như một phương án trả nợ hiệu quả.
  • Các tài sản hình thành trong tương lai: hàng hóa trong kho, chung cư đang xây, nhà cửa sẽ xây, đất đai sẽ mua,… Quyền sử dụng các tài sản này sẽ do người vay thực hiện, nhưng các quá trình liên quan đến giao dịch tài sản: thanh toán, mua bán,… sẽ có sự kiểm soát của ngân hàng. theo đó, với mua bán nhà đất, ngân hàng sẽ chuyển tiền thanh toán theo tiến độ cam kết. Còn với hàng hóa trong kho, người vay được quản lý, bán sử dụng tài sản với mục đích trả nợ.

 

 

Trong số các loại hình tín dụng hiện nay, vay thế chấp ngân hàng là một trong những phương án cho vay được lựa chọn phổ biến nhất. Bởi bên cạnh uy tín được đánh giá qua nhiều tiêu chí, ngân hàng thêm tin tưởng vào thiện chí trả nợ của người vay với tài sản thế chấp. Nếu người vay không trả được nợ, ngân hàng sẽ tiến hành gia hạn kỳ hạn trả nợ để phù hợp với khả năng tài chính của người vay. Sau thời gian này, nếu khách hàng không đủ khả năng trả nợ sẽ tiến hành tịch thu, đồng thời thanh lý tài sản nhằm bù lỗ.

 

2. Đặc điểm vay thế chấp ngân hàng

Các khoản vay thế chấp cầm cố tại ngân hàng được các chuyên gia tài chính đánh giá ưu đãi hơn với người vay vốn theo các hình thức khác với các ưu điểm sau:

  • Lãi suất: So với các hình thức khác, lãi suất tín dụng của hình thức này thấp hơn nhiều. Mức lãi trung bình khoảng 7% trở lên. Thậm chí, người vay còn được ưu đãi về lãi suất: ân hạn một thời gian, giảm lãi suất theo chính sách hỗ trợ,…
  • Thời hạn: Tùy thuộc nhu cầu vay thực tế, khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
  • Tài sản sử dụng: các tài sản sử dụng đều được đánh giá cao về giá trị: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất, máy móc, hàng hóa, ô tô, xe cộ, GTCG khác,… Tài sản sau khi thế chấp vẫn thuộc sở hữu người đi vay, đảm bảo khả năng sử dụng.

 

 

  • Hạn mức: Thông thường, khách hàng được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cao, tài trợ tối đa có thể lên tới 100% giá trị tùy vào phương án vay. Đặc biệt hạn mức vay thường dao động từ 70-100% giá trị tài sản thế chấp.

 

3. Phân biệt vay thế chấp và vay tín chấp

Theo các chuyên gia tài chính, đây là 2 hình thức tín dụng phổ biến nhất hiện nay. Thực tế, mỗi hình thức có một số điểm khác biệt:

 

Tiêu chí Vay thế chấp Vay tín chấp
Khái niệm Là hình thức vay sẽ dùng những tài sản có giá trị đang sở hữu làm tài sản thế chấp cho một khoản vay tiền nhất định tại ngân hàng. Là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng dựa trên uy tín và đánh giá năng lực trả nợ của người vay mà không cần tài sản thế chấp, cầm cố.
Tài sản đảm bảo Không
Lãi suất tín dụng Thấp hơn Cao hơn
Hạn mức tín dụng 70 – 100% giá trị tài sản thế chấp Thấp hơn
Thủ tục đăng ký Đơn giản Đơn giản
Thời hạn vay Linh hoạt, có thể lên tới 25 năm Linh hoạt, có thể lên tới 5 năm
Thời gian thẩm định Tùy thuộc vào loại TSĐB mà thời gian có thể nhanh hoặc chậm Nhanh

 

3.1. Vay thế chấp ngân hàng

Khoản vay này yêu cầu người vay cần có tài sản thế chấp. Đây không chỉ là tài sản mang ý nghĩa vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần cụ thể đối với khách hàng. Qua việc thế chấp/ cầm cố tài sản, người vay thể hiện thiện chí trả nợ, tài sản càng có giá trị lớn so với  khoản vay, ngân hàng càng tin tưởng hơn vào khả năng thanh toán của người vay. Chính vì thế, khoản tín dụng này được ưu đãi hơn về lãi suất, hạn mức, thời gian vay.

Nếu bạn cần được hỗ trợ tài chính cho các khoản chi tiêu lớn: mua nhà, mua xe, du học, chữa bệnh,… trong thời gian dài thì đây là khoản tín dụng đáng cân nhắc. Tuy nhiên, do lượng hồ sơ nhiều và thủ tục cầm cố thế chấp tài sản, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết, khách hàng cần cân nhắc lựa chọn ngân hàng thẩm định, giải ngân nhanh để nhận tiền vay kịp kế hoạch tài chính.

 

3.2. Vay tín chấp ngân hàng

Bên cạnh hình thức vay ngân hàng trên, vay tín chấp không có tài sản đảm bảo cũng được nhiều người lựa chọn. Hình thức này chỉ yêu cầu người vay chuẩn bị hồ sơ đơn giản, thậm chí một số ngân hàng như VPBank cũng hỗ trợ hoàn tất thủ tục online và giải ngân nhanh chóng. Bởi không có tài sản thế chấp, ngân hàng chỉ có thể dựa vào lịch sử tín dụng kèm hồ sơ để xác định khả năng, thiện chí trả nợ. 

Có lẽ vì vậy, các chuyên gia tài chính cũng đánh giá các khoản vay này thường có độ rủi ro cao hơn. Để bù đắp vào chi phí quản trị rủi ro và dự phòng tài chính, khoản tín dụng này thường có lãi suất cao hơn, hạn mức vay thấp hơn và thời hạn vay cũng rút ngắn trong khoảng ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, hồ sơ đơn giản, không có tài sản thẩm định, ngân hàng rút ngắn quy trình xét duyệt nên giải ngân nhanh hơn. 

Nếu bạn muốn vay số tiền không quá lớn, tối đa 200.000.000 đồng, thời hạn vay không quá dài, đặc biệt là vay tiêu dùng để mua sắm, du lịch,…, khoản vay này sẽ phù hợp hơn.

 

4. Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng

Hình thức vay này đã rất phổ biến tại các ngân hàng và TCTD hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vay với mức lãi suất tốt nhất, thủ tục nhanh chóng và quá trình vay suôn sẻ. Để giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ, các chuyên gia tài chính của VPBank sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết để vay thế chấp ngân hàng cần thiết:

 

4.1. Tìm hiểu kỹ điều kiện

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ, NHNN có một số chính sách ưu đãi cấp tín dụng về hạn mức, lãi suất, thời hạn vay,… Tuy nhiên, các gói này có thể chỉ áp dụng ở một số khu vực hoặc triển khai tại một số ngân hàng.

Bên cạnh đó, tùy thuộc mục tiêu hỗ trợ khách hàng mỗi thời kỳ, các ngân hàng thường có chính sách hỗ trợ tín dụng cho một số đối tượng khách hàng nhất định. Một số lĩnh vực được ngân hàng ưu tiên như đầu tư bất động sản, cổ phiếu, mua nhà, hộ kinh doanh, người kinh doanh nhà hàng khách sạn,… Các khoản vay này thường có chính sách ưu đãi riêng.

Để nhận được chính sách ưu đãi tốt nhất cho khoản vay, bạn nên tìm hiểu kỹ điều kiện các khoản vay và lựa chọn gói phù hợp. Lúc này, bạn nên tìm hiểu các kênh truyền thông chính thức của Chính phủ, NHNN, NHTM và TCTD. Ngoài ra, bạn hãy liên hệ nhân viên tín dụng của ngân hàng để được tư vấn cụ thể hơn.

 

4.2. Đảm bảo lịch sử tín dụng tốt

Ngân hàng là địa chỉ uy tín đầu tiên mà bạn nghĩ đến khi muốn vay tiền lãi suất thấp. Tuy nhiên, theo quy định về chính sách tín dụng của NHNN, các NHTM hiện nay chỉ cho vay với các khách hàng có lịch sử tín dụng tốt. Tức là khách hàng không có nợ xấu được ghi nhận trên Trung tâm Thông tin Tín Dụng Quốc Gia CIC.

Theo đó, để giải quyết vấn đề này, bạn cần kiểm tra chính xác các khoản nợ đến hạn và quá hạn. Tiếp đó, bạn cần thanh toán tất cả các khoản vay này thì sẽ  được ngân hàng cân nhắc hỗ trợ tiếp các khoản vay mới. Các chuyên gia tài chính lưu ý bạn nên theo dõi và thanh toán các khoản vay đúng hạn, tránh ảnh hưởng đến điểm tín dụng trong tương lai.

 

4.3 Lên phương án vay vốn và trả nợ

Bạn cần tính toán chắc chắn phương án sử dụng nguồn vốn và trả nợ, đảm bảo thanh toán kịp thời, tránh nợ xấu, ảnh hưởng đến tình trạng đánh giá tín dụng sau này. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá được ngân hàng quan tâm. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng phương án này.

Với phương án thanh toán nghĩa vụ tài chính của mình, bạn lưu ý chuẩn bị thêm phương án dự phòng. Sử dụng tài sản thế chấp trong thời hạn vay để sinh lời và hỗ trợ thanh toán khoản tín dụng cũng được nhiều người lựa chọn.

Ngoài ra, bạn lưu ý phân bổ thu nhập cho phù hợp. Các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên chia thu nhập theo tỷ lệ 50% cho nhu cầu cần thiết, 20% cho tích lũy hoặc đầu tư, 30% còn lại để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Trường hợp cần thanh toán khoản vay, bạn có thể điều chỉnh khoản tích lũy và đầu tư cao hơn nhưng vẫn cần đáp ứng nhu cầu cần thiết.

 

 

4.4. Có tối thiểu 30% giá trị khoản vay

Trước khi quyết định vay tiền, bạn nên có tối thiểu 30 – 40% tổng giá trị vay. Để có khoản tiền này, bạn có thể lấy từ tài khoản tiết kiệm, vay bạn bè, người thân.

Đối với ngân hàng, khoản tiền này thể hiện sự quan tâm của bạn đối với khoản vay. Đồng thời, nhân viên tín dụng cũng đánh giá cao hơn khả năng tài chính và uy tín của khách hàng.

 

4.5. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

Hồ sơ tín dụng được chuẩn bị đầy đủ thông tin là căn cứ quan trọng để ngân hàng thẩm định khoản vay nhanh chóng nhất. Trước khi chuẩn bị hồ sơ, bạn có thể tham khảo trang web chính thức của ngân hàng hoặc liên hệ nhân viên tín dụng để được tư vấn cụ thể.

Đồng thời, khi chuẩn bị các giấy tờ, bạn lưu ý tất cả thông tin cần thống nhất, không mâu thuẫn. Nếu không, hồ sơ không được phê duyệt. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số giấy tờ khác để chứng minh uy tín và khả năng thanh toán của mình theo gợi ý của nhân viên tín dụng. Điều này giúp nâng cao độ uy tín của bạn và khoản vay được phê duyệt nhanh chóng hơn.

 

4.6. Xem xét kỹ hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là giấy tờ pháp lý bắt buộc cho các khoản vay dù lớn hay nhỏ, ghi rõ quyền và nghĩa vụ của khách hàng, ngân hàng và các bên liên quan. Bản này bao gồm rất nhiều điều khoản nhưng bạn cần đọc và xem xét kỹ lưỡng. 

Trường hợp có điều khoản chưa hiểu rõ, bạn nên hỏi lại nhân viên tín dụng. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ mọi điều khoản để thực hiện quyền và nghĩa vụ khoản vay của mình đúng đắn. Điều này cũng hạn chế những vấn đề phát sinh trong thời gian tiếp theo về: lãi suất, chi phí phát sinh, lãi chậm nộp khoản vay, thời gian ân hạn (nếu có),… Bạn lưu ý chỉ đặt bút ký vào hợp đồng khi đã hiểu rõ hợp đồng tín dụng của mình.

 

4.7. Tìm hiểu các khoản phí phát sinh

Hợp đồng cho vay thế chấp của ngân hàng với các khoản vay trung và dài hạn thường có quy định tỷ lệ lãi suất điều chỉnh. Bởi thời hạn vay dài, lãi suất huy động và các chi phí liên quan sẽ biến động liên tục. Theo đó, lãi suất tín dụng cũng không thể cố định. Để giải quyết vấn đề này, các ngân hàng có quy định mức lãi suất điều chỉnh để lãi suất tín dụng phù hợp hơn.

Tuy nhiên, mức lãi suất tín dụng của các khoản vay đã giải ngân không biến động liên tục mà sẽ điều chỉnh theo hợp đồng và chính sách lãi suất của NHNN. Thời điểm điều chỉnh và lãi suất điều chỉnh được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng. Bạn nên lựa chọn đơn vị có tỷ lệ lãi suất điều chỉnh thấp, hạn chế chi phí khoản vay phát sinh nhiều.

 

4.8. Lựa chọn ngân hàng cho vay uy tín, lãi suất thấp

Trong các TCTD hiện nay, các NHTM được đánh giá có mức lãi suất cạnh tranh nhất. Điều này khá dễ hiểu khi NHNN kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng này. Khi muốn vay tiền có thế chấp tài sản, bạn nên lựa chọn một ngân hàng an toàn, uy tín.

Ngân hàng uy tín thường có thời gian gian hoạt động lâu dài trên thị trường tài chính, có mạng lưới hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp và mức lãi suất ưu đãi. VPBank là một trong những ngân hàng như vậy. Trong suốt thời gian hoạt động, ngân hàng này đã triển khai hàng triệu gói vay ưu đãi cho khách hàng. Đặc biệt bạn có thể đăng ký vay online, các điều khoản hợp đồng minh bạch trên hệ thống kèm theo chính sách hỗ trợ ưu đãi nhất. VPBank được Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) vinh danh là Ngân hàng số tốt nhất năm 2021 cho hoạt động tài trợ thương mại. Chính vì thế, đây là ngân hàng được nhiều chuyên gia tài chính gợi ý cho khoản vay của khách hàng.

 

4.9. Thế chấp và giải chấp tài sản

Với khoản vay này, bạn cần làm thủ tục thế chấp tài sản cho ngân hàng. Thủ tục này là bắt buộc để hoàn thành hợp đồng vay vốn nên không ai bỏ qua. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ khoản vay, nhiều người không nhớ cần làm thủ tục giải chấp cho tài sản đảm bảo.

Theo đó, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán đối với khoản vay, Ngân hàng sẽ thực hiện bàn giao lại TSBĐ và cung cấp các chứng từ thể hiện khách hàng không còn nghĩa vụ liên quan kèm theo thông báo xóa chấp, khách hàng nộp đến cơ quan chức năng để xóa chấp.

 


ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *